fbpx

Bộ Xây Dựng yêu cầu siết chặt quản lý vận hành nhà chung cư tránh tranh chấp – Ban quản lý nên làm gì ?

Bộ Xây Dựng yêu cầu siết chặt quản lý vận hành nhà chung cư tránh tranh chấp – Ban quản lý nên làm gì ?

Vừa qua Bộ Xây Dựng đã đưa ra yêu cầu cần phải siết chặt quản lý vận hành chung cư, hạn chế tối đa tình trạng tranh chấp chung cư bùng phát do bất cứ nguyên nhân nào, nhất là trong giai đoạn tranh chấp nhà chung cư bùng nổ ngày càng phổ biến như hiện nay.

Theo thống kê hiện nay cho thấy, trên cả nước có 4.422 tòa nhà chung cư thì có đến 458 tòa nhà chung cư xảy ra tranh chấp và khiếu nại, vì vậy việc giải quyết dứt điểm tình trạng này vẫn là yếu tố hàng đầu được Bộ Xây Dựng quan tâm.

1. Tình trạng tranh chấp nhà chung cư ngày càng gay gắt

Theo như báo cáo của 40 địa phương tới Bộ Xây Dựng, cả nước hiện nay có 4.422 tòa nhà chung cư thì có đến 2.467 chung cư cũ, 1.955 chung cư thương mại, tái định cư. Số lượng nhà chung cư tập trung chủ yếu tại TP. Hà Nội (2.498 chung cư, trong đó có 1.579 chung cư cũ và 919 chung cư thương mại) và TPHCM (1.440 chung cư, trong đó có 867 chung cư thương mại và 573 chung cư cũ).

Trong số tòa nhà chung cư trên thì hiện đang có hơn 80% số nhà chung cư đang được chú trọng vào quản lý vận hành, các tòa nhà được vận hành ổn định và không xảy ra tình trạng tranh chấp, khiếu nại. Tuy nhiên vẫn có 458 tòa nhà chung cư trong số trên xảy ra tình trạng tranh chấp và khiếu nại do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bộ Xây Dựng yêu cầu siết chặt quản lý vận hành nhà chung cư tránh tranh chấp – Ban quản lý nên làm gì ?

+ Chủ đầu tư chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư, chậm chạp trong việc thành lập van quản trị, số lượng tranh chấp lên tới 57%

+ Tranh chấp về việc đóng góp, bàn giao, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì chung cư, phí quản lý vận hành chung cư lên tới 15%

+ Tranh chấp về sở hữu diện tích chung – riêng trong tòa nhà chung cư, lên tới 10%

+ Những tranh chấp khác liên quan tới tài chính thi chi, quy chế hoạt động của ban quản trị, giá dịch vụ trong tòa nhà, không thống nhất trong việc  chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chất lượng công trình; chủ đầu tư vi phạm trật tự xây dựng, quy hoạch hoặc không thực hiện đúng hợp đồng mua bán nhà.

2. Những nguyên nhân tiềm ẩn bùng phát mâu thuẫn nhà chung cư

Hầu hết những nguyên nhân tiềm ẩn khiến tranh chấp và mâu thuẫn nhà chung cư bùng phát đều có liên quan tới những nội dung trong hệ thống văn bản pháp luật về quản lý vận hành nhà chung cư, trong đó đa phần những tranh chấp này đều chưa theo kịp được với những  yêu cầu thực tiễn, nhất là các phương thức quản lý, vận hành mới phù hợp với các loại hình chung cư ngày càng đa dạng hiện nay. Quy định các chế tài xử phạt một số hành vi vi phạm còn nhẹ.

Ngoài ra những tranh chấp chung cư còn xảy ra do năng lực và thực tiễn quản lý vận hành dự án của chủ đầu tư cùng ban quản lý còn yếu kém, chưa ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại vào tối ưu quản lý vận hành nhà chung cư, khiến  việc chấp hành các quy định của pháp luật chưa nghiêm, cụ thể như quy định về chuyển nhượng dự án, đầu tư xây dựng nhà ở kinh doanh bất động sản, phòng cháy chữa cháy, công khai thông tin dự án, điều chỉnh dự án.

Ngoài ra còn một số hợp đồng mua bán căn hộ chung cư vẫn chưa tuân thủ được đầy đủ các quy định pháp luật liên quan, một số điều khoản còn chưa rõ ràng , quyền lợi của người mua chưa được chú ý dẫn tới tranh chấp bùng phát.

Một số cơ quan quản lý xây dựng và chính quyền địa phương chưa thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; kiểm tra, thanh tra, đôn đốc, hướng dẫn, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp.

3. Làm sao để giải quyết tình trạng tranh chấp nhà chung cư ?

Để giải quyết tình trạng tranh chấp nhà chung cư, Bộ Xây Dựng cho biết cũng sẽ  tập trung nghiên cứu, sửa đổi bổ sung một số quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành nhà chung cư.

Cụ thể, nghiên cứu sửa đổi Luật Nhà ở 2014, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, Thông tư số 02/2016/TT-BXD và Thông tư số 28/2017/TT-BXD có liên quan tới mô hình quản lý vận hành nhà chung cư, tổ chức hội nghị nhà chung cư, quản lý kinh phí bảo trì nhà chung cư cùng với những chế tài xử phạt các hành vi vi phạm trong công tác quản lý vận hành nhà chung cư.

Ngoài ra phía Bộ Xây Dựng cũng nghiên cứu và ban hành các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng nhà chung cư theo thẩm quyền, quy định cụ thể về cách xác định diện tích căn hộ, phần diện tích thuộc sở hữu chung và sở hữu riêng để góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý sử dụng, vận hành nhà chung cư.

Ngoài ra phía Bộ Xây Dựng cũng sẽ tăng cường  công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về nhà ở, đặc biệt là pháp luật về quản lý sử dụng, vận hành nhà chung cư, về phòng cháy, chữa cháy.

Về phía chủ đầu tư cùng ban quản lý cần tích cực ứng dụng các phần mềm công nghệ hiện đại như Landsoft Control vào quản lý vận hành chung cư, đảm bảo quyền lợi của cư dân mà vẫn giúp chủ đầu tư thu lợi nhuận, hạn chế tình trạng tranh chấp chung cư.

Liên hệ tới DIP Việt Nam ngay hôm nay để nhận được tư vấn quản trị doanh nghiệp, quản lý dự án chi tiết và nhanh chóng nhất !

 Thông tin liên hệ qua hotline :

Sales Team  – Hotline:  0909 437 699  –  0934 614 696

Tổng đài tư vấn, hỗ trợ dịch vụ 24/7: (028) 7106 9079

Hoặc truy cập trực tiếp tại website : https://dip.vn/ để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhất.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button