fbpx

Các tranh chấp thường gặp trong quản lý vận hành nhà chung cư

Tình trạng tranh chấp quản lý vận hành chung cư hiện nay ngày càng phổ biến, đặc biệt khi hàng trăm tòa nhà chung cư đang mọc lên không ngừng và đa dạng về kiểu hình, phục vụ cho nhiều đối tượng.

Đặc biệt phổ biến nhất là tranh chấp về phí dịch vụ, bảo trì, bảo dưỡng khu vực chung bên trong nhà chung cư. Dưới đây là một số tranh chấp thường gặp mà Landsoft xin chia sẻ tới bạn đọc.

1. Tranh chấp liên quan đến phí bảo trì

Tranh chấp liên quan tới phí bảo trì thường xuất hiện ở nhiều tòa nhà chung cư, trong đó theo như pháp luật quy định, người dân khi mua căn hộ chung cư phải đóng 2% giá trị căn hộ để làm phí bảo trì tòa nhà chung cư, vì vậy với tòa nhà quy mô lớn chừng hàng trăm hộ dân thì phí bảo trì chung cư có thể lên tới hàng tỷ đồng.

Hầu hết các cuộc tranh chấp hiện nay đều vì chủ đầu tư không bàn giao phí bảo trì cho ban quản trị của dân, chi tiêu phí bảo trì không minh bạch dẫn tới bức xúc của cư dân sống trong tòa nhà.

Để giải quyết tình trạng này thì ban quản lý tòa nhà khi thành lập phải ban hành rõ ràng quy chế chi tiêu quỹ bảo trì theo đúng hướng dẫn của bộ xây dựng, trong đó cũng quy định cụ thể cơ chế giám sát của cư dân tòa nhà.

Ngoài ra cư dân cũng có thể thêm các yêu cầu được quyền đề xuất Ban Quản trị xuất trình các chứng từ về các khoản chi tiêu khi cần thiết.

2. Tranh chấp liên quan đến phí dịch vụ quản lý vận hành chung cư

Phí dịch vụ quản lý vận hành chung cư cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tranh chấp quản lý nhà chung cư.

Thường phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư đều phải được nộp hàng tháng cho ban quản lý tòa nhà, khoản tiền này sẽ chi trả các dịch vụ như vệ sinh, điện nước chung, bảo vệ… theo từng mức thu của mỗi tòa nhà. Những khoản phí này cũng dễ gây tranh chấp do thu chi không minh bạch, nhất là ở những chung cư cao cấp.

Để giải quyết tình trạng này, thường các đơn vị quản lý bất động sản sẽ  cung cấp dịch vụ tiện ích, bảo trì, vệ sinh, an ninh cho các chung cư, khu đô thị mới, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại.

Việc tranh chấp về phí quản lý tại các tòa nhà chung cư không mới nhưng bản thân việc vận hành chung cư ở mỗi dự án sẽ có một đặc điểm riêng, nên việc thu phí quản lý cũng khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề đối với cư dân không phải ở việc phí quản lý thấp hay cao, mà là ở sự minh bạch trong chi tiêu của đơn vị quản lý.

3. Tranh chấp khu vực cộng đồng chung cư

Một số chủ đầu tư khi bàn giao nhà cho cư dân không bàn giao khu vực sinh hoạt cộng đồng và có hành vi lấn chiếm khu này để sử dụng sai mục đích. Căn nguyên của tranh chấp vấn đề này là phần sở hữu chung và riêng trong tòa nhà. Phần diện tích chung là của chủ đầu tư, nên rất khó trong việc phân định khi sử dụng phần diện tích này. Nhiều khi, các cư dân trong chung cư rất hạn chế quyền lợi của mình khi đưa ra quyết định đối với khu vực chung.

Xem thêm: Làm thế nào để tránh vướng phải các tranh chấp chung cư?

Tổng hợp ý kiến góp ý của nhiều chuyên gia luật đã từng tham gia giải quyết các vụ tranh chấp liên quan tới chung cư này, thì để giải quyết căn bản thì cần sớm ban hành Luật chung cư với những quy định chặt chẽ như: Điều kiện khởi công; góp vốn mua bán thông qua ngân hàng; quy định về chất lượng, điều kiện hạ tầng và quyền sở hữu; quy định tiêu hủy, phá dỡ phải được đồng thuận của đa số khách hàng…

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button