Chứng chỉ quản lý tòa nhà là một trong những yếu tố then chốt đảm bảo người quản lý vận hành tòa nhà có thể thực hiện công việc một cách bài bản đúng quy trình pháp luật. Đồng thời, đây cũng như một “bảo chứng” đảm bảo trình độ chuyên môn và chuyên nghiệp của ban quản lý tòa nhà trên thị trường. Nhất là khi hiện nay, quy định pháp luật cũng đã khẳng định ban quản trị và ban quản lý nhà chung cư cần phải có chứng chỉ quản lý tòa nhà mới được phép hành nghề quản lý vận hành dự án.
Có thể bạn muốn biết:
4 điều kiện thành lập công ty quản lý tòa nhà mà bạn cần phải biết
Dùng ứng dụng quản lý tòa nhà giúp ích được những gì cho các công ty quản lý vận hành?
Các công ty quản lý tòa nhà làm thế nào để chuyển đổi số bộ máy quản lý vận hành thành công?
Chứng chỉ quản lý tòa nhà là gì? Quy định pháp luật về chứng chỉ quản lý tòa nhà?
Chứng chỉ quản lý tòa nhà đối với các dự án nhà chung cư, văn phòng hay trung tâm thương mại là một loại hình chứng chỉ có giá trị pháp lý trong quản lý vận hành các tòa nhà. Theo đó, chứng chỉ quản lý tòa nhà cũng được xem là một hình thức bắt buộc của nhà nước, quy định nhân viên đang làm việc trong những bộ phận chuyên môn và nghiệp vụ của các tòa nhà cần phải có chứng chỉ. Đối với những nhân viên hay bộ phận chuyên môn đang làm việc quản lý vận hành tòa nhà nếu không có chứng chỉ quản lý tòa nhà cũng sẽ không được công tác cũng như làm việc tại vị trí của mình.
Trong quy định của pháp luật tại thông tư số 10/2015/TT-BXD cũng đã quy định rõ về chứng chỉ quản lý tòa nhà. Đó là những doanh nghiệp được Bộ Xây Dựng cấp phép cho đào tạo và cấp chứng chỉ quản lý tòa nhà, đó là chứng chỉ sẽ được cấp cho những người đã hoàn thành khóa đào tạo về quản lý vận hành tòa nhà, và chứng chỉ cũng có giá trị trong 05 năm. Chứng chỉ quản lý tòa nhà có thể được sử dụng để quản lý bất cứ loại hình chung cư và tòa nhà nào theo đúng thông tư đã quy định.
Tại sao ban quản lý cần phải có chứng chỉ quản lý tòa nhà?
Để quản lý vận hành tòa nhà hiệu quả và bài bản, ban quản lý bắt buộc cần phải có chứng chỉ quản lý tòa nhà. Nói cách khác, chứng chỉ quản lý tòa nhà được xem là một trong những yếu tố then chốt để đánh giá một phần năng lực của ban quản lý tòa nhà liệu có chuyên nghiệp và bài bản hay không.
Đối với những đơn vị vận hành tòa nhà, ban quản lý nếu không có chứng chỉ quản lý tòa nhà cũng được xem như là không đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để quản lý vận hành tòa nhà chung cư hay văn phòng. Điều này có thể khiến tòa nhà không đáp ứng được những dịch vụ như mong muốn, làm sụt giảm chất lượng dịch vụ tòa nhà, cũng như ảnh hưởng xấu tới uy tín và hình ảnh của tòa nhà đó.
Điều quan trọng là, theo như quy định pháp luật tại điều 66 nghị định số 139 vào ngày 27/11/2017 của Chính phủ, những đơn vị quản lý vận hành không có đầy đủ các bộ phận liên quan tới chuyên môn nghiệp vụ quản lý tòa nhà, doanh nghiệp có sử dụng nhân viên chưa có chứng chỉ quản lý tòa nhà, chưa tham gia các khóa đào tạo quản lý vận hành sẽ được xem là vi phạm pháp luật về quản lý vận hành tòa nhà.
Bởi vậy, chứng chỉ quản lý tòa nhà đóng vai trò quan trọng về cả mặt pháp lý lẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ vận hành tại các dự án tòa nhà hiện nay.
Chứng chỉ quản lý tòa nhà có tầm quan trọng như thế nào?
Xét về mặt pháp luật, chứng chỉ quản lý tòa nhà như một tờ “giấy hành nghề” đòi hỏi nhân viên làm việc trong lĩnh vực quản lý vận hành tòa nhà bắt buộc phải có mới có thể thực hiện công việc và nghiệp vụ của mình.
Xét về mặt cung cấp dịch vụ vận hành, chứng chỉ quản lý tòa nhà lại như là một “bảo chứng” về chất lượng dịch vụ, nghiệp vụ chuyên nghiệp của nhân viên trong ban quản lý tòa nhà. Những thành viên trong ban quản trị và ban quản lý nhà chung cư khi tham gia đào tạo quản lý vận hành tòa nhà sẽ được đào tạo đầy đủ các kiến thức, điều luật cũng như tác phong trong quản lý vận hành. Đồng thời, người tham gia cũng sẽ được học về cách quản lý vận hành chung cư và xử lý công việc tốt hơn.
Những người có chứng chỉ quản lý tòa nhà có thể đảm bảo họ nắm bắt rõ được những kiến thức pháp luật về đất đai, xây dựng, vận hành tòa nhà, bảo vệ, an toàn, cứu hộ cứu nạn,… trong tòa nhà. Đồng thời, người tham gia đào tạo khóa học vận hành cũng sẽ có thêm kiến thức về quản lý cảnh quan, môi trường cungnhư cách quản trị rủi ro trong tòa nhà.
Điều này cho thấy được, những người có chứng chỉ quản lý tòa nhà thường đảm bảo đã được đào tạo bài bản nhiều kỹ năng chuyên nghiệp trong quản trị và vận hành tòa nhà, có khả năng quản trị rủi ro cực tốt. Nhất là trong những dự án tòa nhà chung cư thường dễ xuất hiện cháy nổ, việc được đào tạo bài bản sẽ giúp ban quản lý và ban quản trị phòng tránh rủi ro trước khi xảy ra, tạo dựng lòng tin với cư dân trong tòa nhà, mang lại an toàn cho khách hàng cùng cư dân.
Đây cũng là lý do ban quản lý và ban quản trị cần phải có chứng chỉ quản lý tòa nhà đúng quy định. Chứng chỉ cũng như một tờ “giấy thông hành” giúp ban quản lý thực hiện công việc hiệu quả hơn, đảm bảo an ninh và an toàn cho tòa nhà, phòng tránh những rủi ro nhất định.