Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đang được xem là một trong những kênh đầu tư bất động sản tiềm năng được nhiều chủ đầu tư cùng doanh nghiệp hướng tới. Tuy nhiên bất động sản nghỉ dưỡng dù có nhiều tiềm năng nhưng cũng còn tồn đọng không ít rủi ro mà chúng ta có thể gặp phải.
Nhiều chuyên gia và các nhà đầu tư cũng đánh giá thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vào nửa cuối năm 2019 mặc dù có tiềm năng đầu tư cao nhưng cũng có không ít thách thức mà các chủ đầu tư phải đối mặt khi quyết định “xuống tiền” đầu tư vào phân khúc này.
Nội dung bài viết
1. Khủng hoảng kéo dài khiến bất động sản nghỉ dưỡng chịu rủi ro
Trong nửa cuối năm 2019 sự kéo dài của khủng hoảng kinh tế phần nào cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường bất động sản, trong đó bất động sản nghỉ dưỡng chính là phân khúc chịu liên quan và tác động trực tiếp từ khủng hoảng kinh tế thế giới.
Chúng ta có thể thấy rõ rệt điều này trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung với những diễn biến căng thẳng, cả 2 bên liên tục trả đũa nhau bằng việc áp thuế dẫn tới khủng hoảng kinh tế thế giới, có không ít ngành hàng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó bao gồm du lịch.
Chính vì vậy nhiều chuyên gia bất động sản cũng đưa ra đánh giá phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng sắp tới đây chính là phân khúc hứng chịu nhiều rủi ro trong tình trạng kinh tế thế giới đang có quá nhiều biến động, mặc dù trong nửa năm vừa qua thị trường bất động sản vẫn đang phát triển khá tốt.
Việc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tới bất động sản du lịch cũng thể hiện rõ rệt, minh chứng qua năm 2008, khi Mỹ khủng hoảng, thị trường Việt Nam vẫn an toàn. Việt Nam cho rằng miễn nhiễm với khủng hoảng thế giới nhưng sang 2009 thì nhìn thấy ảnh hưởng là rất lớn, đến bất động sản nói chung, bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng.
2. Bất động sản nghỉ dưỡng giảm thiểu giao dịch nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng
Mặc dù ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phần nào lâm vào khủng hoảng, nhưng không thể phủ nhận đây vẫn là thị trường khá có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai.
Đặc biệt tại Việt Nam lượng sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản du lịch so với một số nước mạnh về du lịch tại Đông Nam Á như Thái Lan vẫn còn tương đối ít ỏi, trong khi tăng trưởng du lịch tại Việt Nam vẫn luôn ở mức cao, chiếm tới 30% mỗi năm, thuộc nhóm phát triển du lịch đứng đầu thế giới.
Điều này cũng cho thấy bất động sản nghỉ dưỡng và bất động sản du lịch tại Việt nam vẫn có tiềm năng phát triển dài hạn, chưa kể hiện tại nguồn cung của condotel nói riêng và bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam chưa thể vượt cầu.
Tính từ thời điểm đầu năm 2019 cho tới nay những giao dịch bất động sản ở phân khúc condotel xảy ra tại một số địa phương. Tuy nhiên, tiềm năng của bất động sản nghỉ dưỡng còn rất lớn. Những dấu hiệu giảm giao dịch, theo ông, chỉ mang tính chất địa phương và thức thời, nguyên nhân có thể đến từ những nhược điểm về tính pháp lý hay quá trình kiểm tra, rà soát làm người mua lấn cấn.
3. Chủ đầu tư cùng doanh nghiệp cần thận trọng hơn khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
Để đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hiệu quả và thành công thì chủ đầu tư cùng doanh nghiệp cũng cần phải thận trọng hơn. Trong đó có không ít chuyên gia nghiên cứu thị trường bất động sản đã đưa ra những góc nhìn cẩn thận hơn, cho rằng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian tới sẽ có cơ hội tăng trưởng cao nhờ vào sự phát triển của ngành du lịch tại Việt Nam.
Các chuyên gia nghiên cứu thị trường cũng nhận định hiện tại thị trường bất động sản tại các khu đô thị lớn cùng với những thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn giới đầu tư và được chú ý trọng điểm, nhất là trong khoảng thời gian gần đây khi các nhà đầu tư Nhật đang chuyển từ công nghiệp sang mạnh hơn ở bất động sản du lịch.
Tuy nhiên các nhà đầu tư khi quyết định rót vốn vào thị trường bất động sản cũng cần phải thận trọng.
Thống kê chưa đầy đủ của Bộ Xây dựng cho biết trong năm 2018, có hơn 8.000 căn hộ condotel đủ điều kiện mở bán tại khoảng 12 địa phương. Những tỉnh thành này chủ yếu là nơi có cơ hội đầu tư du lịch Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang, Phan Thiết, Quảng Ninh.
Trong đó, Quảng Ninh chiếm đến 19%, Khánh Hoà chiếm hơn 26%, Đà Nẵng chiếm 14% tổng nguồn cung.Lượng giao dịch năm 2018 cũng đạt hơn 7.800 căn hộ, tỉ lệ hấp thụ hơn 92%.
Trong thời điểm này, để đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hiệu quả thì ngoài việc nắm bắt thị trường, các chủ đầu tư cùng doanh nghiệp cũng cần phải có giải pháp quản lý dự án bất động sản nghỉ dưỡng tối ưu thông qua phần mềm Landsoft, đảm bảo quản lý và vận hành bất động sản nghỉ dưỡng trơn tru, hiệu quả, thu hút khách hàng và mang lại nguồn lợi nhuận an toàn cho chủ đầu tư cùng doanh nghiệp.