Tình trạng tranh chấp chung cư hiện nay diễn biến ngày càng phức tạp và khó kiểm soát, trong đó tại nhiều tòa nhà việc cư dân tại các dự án nhà ở căng băng rôn hàng loạt cũng trở nên phổ biến, thậm chí còn phát triển thành trào lưu.
Tuy nhiên liệu rằng có dấu hiệu lợi ích nhóm đằng sau những hành động tranh chấp chung cư này hay không ? Chủ đầu tư cùng ban quản lý phải làm gì để giải quyết tốt tình trạng trên ? Cùng Landsoft tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
1. Liệu có dấu hiệu lợi ích nhóm đằng sau các cuộc tranh chấp chung cư ?
Nhiều chủ đầu tư khi đầu tư các dự án tòa nhà chung cư hiện nay cũng cho biết, tại một số dự án bất động sản sau khi đã bàn giao cho cư dân cùng khách hàng, ngay từ thời điểm dự án bắt đầu triển khai, một chủ doanh nghiệp đã đến đề cập vấn đề muốn làm nhà thầu cung cấp vật liệu và nội thất cho công trình. Nhưng họ bị trượt gói thầu vì không đảm bảo tiêu chí mà chủ đầu tư đưa ra. Sau đó, người này liên tục chia sẻ những thông tin xuyên tạc về chủ đầu tư như năng lực tài chính, tiến độ dự án… đến khách hàng mua nhà tại dự án trong suốt thời gian dài.
Thậm chí tại nhiều tòa nhà chung cư khi dự án sắp bàn giao đúng tiến độ thì khách hàng hết lần này đến lần khác xúi giục cư dân gửi đơn khiếu nại về chất lượng công trình với những lỗi như màu sơn, hình ảnh không giống tài liệu bán hàng… Gần đây, anh ta đưa ra điều kiện cho họ tham gia gói thầu vào một dự án khác mà chúng tôi đang triển khai.
Thậm chí thời điểm sắp tới thời gian tòa nhà tổ chức hội nghị nhà chung cư của dự án thì có những người còn chủ động đầu tư bỏ phiếu ủng hộ để bản thân họ được đứng vào thành phần ban quản trị, chưa kể tới những người này còn thường xuyên tập hợp một nhóm số ít các cư dân, xúi giục họ gửi đơn kiện đến các cơ quan báo chí hoặc đăng tải các video căng băng rôn, làm uy tín của chủ đầu tư bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2. Câu chuyện “lợi ích nhóm” ảnh hưởng tới uy tín của chủ đầu tư
Đối với những trường hợp tòa nhà chung cư xuất hiện tình trạng “lợi ích nhóm” đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín cũng như trách nhiệm của nhà đầu tư, thậm chí phần nào phá hỏng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp bât động sản.
Thực chất câu chuyện “lợi ích nhóm” trong các cuộc chiến chung cư ngày càng trở nên phổ biến. Theo chia sẻ của một cư dân tại dự án đã bàn giao cách đây 2 năm, khi tòa nhà chưa có ban quản trị, đã xuất hiện một nhóm cư dân tham gia vào việc đấu tranh cho quyền lợi chung rất nhiệt tình. Những người này đã lập một nhóm thảo luận trên mạng xã hội và thường xuyên chia sẻ những thông tin tố cáo chủ đầu tư dự án, hoặc bày tỏ quan điểm luôn bảo vệ quyền lợi của các cư dân sinh sống trong tòa nhà.
Cư dân này nói: “Khi đó, họ thường xuyên tổ chức căng băng rôn ở sảnh toà nhà, thậm chí kéo lên tận trụ sở của chủ đầu tư. Đơn thư khiếu nại cũng thường xuyên được gửi đến chính quyền, các cơ quan báo, đài” và cho biết thêm, chính sự “nhiệt tình” đó nên khi những người này tham gia ứng cử vào hội nghị nhà chung cư được tiến hành nửa năm trước thì ngay lập tức được bầu vào ban quản trị và tiếp nhận hàng chục tỷ đồng quỹ bảo trì.
Tuy nhiên trên thực tế chính những thành viên này lại không hề nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của tòa nhà, tự động đặt chế độ kiểm duyệt đối với ý kiến của các cư dân, thậm chí những cư dân tranh luận cũng không được chú ý, ảnh hưởng cả tới quyền lợi của các cư dân trong tòa nhà. Tiếp đó, họ còn thường xuyên cho các đơn vị kinh doanh, quảng cáo vào toà nhà để phát tờ rơi và bán thông tin cá nhân của cư dân sống tại đây.
3. Chủ đầu tư làm gì trước các cuộc tranh chấp do “lợi ích nhóm” ?
Cho tới thời điểm hiện tại các hiện tượng tranh chấp chung cư giữa cư dân cùng chủ đầu tư tại nhiều dự án tòa nhà chung cư sắp bàn giao cũng đang diễn ra ngày càng nhanh chóng và rộng rãi, bao gồm cả ở phân khúc bình dân, trung cấp và cao cấp.
Nhiều chủ đầu tư bất động sản cũng cho biết có những dự án tòa nhà đưa các dự án vào vận hành ở cả Hà Nội và Tp HCM đều diễn ra các vụ tranh chấp sau khi ban quản lý tòa nhà thông báo thời gian đã hết miễn phí dịch vụ và bắt đầu thu phí.
Vào những thời điểm này các bất động và tranh chấp chung cư nổ ra cũng khiến các cư dân kích động những thành viên căng băng rôn, chụp ảnh đăng thông tin lên mạng để gây áp lực về mặt truyền thông. Có những cư dân còn chọn khi chủ đầu tư đang vào đợt mở bán một dự án khác và đến đúng văn phòng kinh doanh đó để căng băng rôn biểu tình.
Những dấu hiệu lợi ích nhóm trong các cuộc tranh chấp chung cư thường do nhiều người cố tình tạo nên sự lộn xộn trong các dự án tòa nhà, nhằm mục đích được bầu vào ban quản trị để trục lợi và thao túng quỹ bảo trì.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, chủ đầu tư cùng ban quản lý cũng cần phải tối ưu công tác quản lý tòa nhà, quản lý quỹ bảo trì minh bạch và rõ ràng bằng việc sử dụng phần mềm quản lý tòa nhà Landsoft Control, từ đó minh bạch và công khai các khoản thu chi quỹ bảo trì chặt chẽ, bảo vệ quyền lợi của cư dân cùng uy tín của chủ đầu tư.