Tình trạng tranh chấp chung cư hiện nay đang có dấu hiệu bùng nổ ngày càng gay gắt, hàng loạt các dự án tòa nhà chung cư dù mới được bàn giao không lâu cũng nổ ra tranh chấp không ngừng, ảnh hưởng lớn tới cả chủ đầu tư lẫn ban quản lý cùng cư dân tại tòa nhà.
Vậy nguyên nhân nào khiến tranh chấp chung cư bùng nổ ngày càng gay gắt ? Chủ đầu tư phải làm những gì để giải quyết được tình trạng tranh chấp chung cư hiện nay ? Cùng Landsoft tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Tranh chấp chung cư ngày càng phổ biến và gay gắt hơn
Đứng trước tình trạng đô thị hóa ngày càng nhanh và mạnh mẽ hiện nay thì sự xuất hiện của các khu chung cư, khu đô thị cũng ngày càng thịnh hành và phổ biến. Tuy nhiên kéo theo sự phát triển về số lượng tòa nhà chung cư thì tranh chấp chung cư cũng có xu hướng gia tăng không hề nhỏ.
Theo số liệu thống kê từ 40 địa phương đến cuối tháng 3-2019, cả nước hiện nay có tới 458 tòa nhà chung cư xảy ra tình trạng tranh chấp, khiếu nại liên quan đến công tác quản lý, vận hành, chiếm khoảng 10,3% tổng số nhà chung cư.
Riêng ở địa bàn thành phố Hà Nội có tới 129 tòa nhà chung cư xảy ra tình trạng tranh chấp và khiếu kiện, trong khi tại thành phố HCM cũng có đến 105 tòa nhà chung cư đang tranh chấp ở mức độ khác nhau, chưa kể trong số đó còn có 9 tòa nhà chung cư xuất hiện tình trạng tranh chấp vô cùng gay gắt và phức tạp.
Theo như những số liệu trên cho thấy thì cứ trung bình 10 tòa nhà chung cư trong thành phố thì sẽ có 1 tòa nhà chung cư xảy ra tranh chấp, trong khi tranh chấp chung cư không ngừng, ngày càng phức tạp và chưa được giải quyết triệt để sẽ ảnh hưởng tới chủ đầu tư, ban quản lý cùng cư dân thậm chí ngày càng ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển bền vững mà các thành viên thị trường bất động sản Việt Nam đang theo đuổi.
2. Nguyên nhân nào dẫn tới tranh chấp chung cư hiện nay ?
Theo như khảo sát thị trường thì nguyên nhân gây ra tranh chấp chung cư bùng nổ cũng được chỉ ra là có nhiều lý do khác nhau, trong đó có nguyên nhân thuộc về những quy định pháp luật chưa đầy đủ về thời điểm nộp kinh phí bảo trì, quy định chuyển tiếp hợp đồng mua nhà, quy định về hành vi vi phạm, chế tài chưa kịp thời, chưa có quy định chi tiết về kinh phí quản lý, sử dụng, bảo trì sở hữu chung và phòng sinh hoạt cộng đồng…
Bên cạnh đó trong quá trình hình thành và quản lý vận hành các tòa nhà chung cư cũng thường xuyên xảy ra vấn đề và nút thắt, gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường bất động sản cùng ảnh hưởng trực tiếp tới ban quản lý, chủ đầu tư cùng đông đảo cư dân trong tòa nhà.
Nhất là ở một số tòa nhà người dân mới làm quen với việc ở trong các tòa nhà chung cư có tiêu chuẩn sống cao và chấp nhận trả trả phí quản lý như tại Việt Nam thì càng dễ nảy sinh các vấn đề phức tạp trong quá trình quản lý.
Vì vậy có không ít tòa nhà chung cư dù chỉ có 1 bức xúc nhỏ từ cư dân như đường ống nước bị tắc, nhà vệ sinh chưa sạch, thang máy hư hỏng… mà chưa được kỹ thuật sửa kịp thời cũng dễ trở thành nguyên nhân gây bùng phát tranh chấp chung cư kéo theo ngay sau đó.
Chính sự thiếu chuyên nghiệp trong quản lý nhà chung cư cũng khiến cho tình trạng tranh chấp chung cư nổ ra thường xuyên hơn , từ tranh chấp sở hữu chung – riêng cho đến phí quản lý, các dịch vụ tiện ích đi kèm như cây xanh cảnh quang, thu gom rác thải, bảo vệ…
3. Cần xây dựng mô hình quản lý chuyên nghiệp để giải quyết tranh chấp chung cư
Theo như một số ý kiến từ các chuyên gia thì để giải quyết tình trạng tranh chấp chung cư cần phải có mô hình ban quản trị nhà chung cư rõ ràng và khoa học, trong đó Bộ Xây dựng sẽ đề xuất mô hình chủ đầu tư tự quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư; mô hình giao đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp.
Như vậy các tòa nhà chung cư khi có mô hình quản lý đa dạng và linh hoạt hơn, cư dân tại các tòa nhà chung cư có thể tự chọn mô hình quản lý nhà chung cư cho mình, vì vậy chủ đầu tư cùng với đơn vị thực hiện đều sẽ giám sát thông qua ban quản trị của chính tòa nhà chung cư đó, từ đó giảm thiểu tối đa tình trạng tranh chấp chung cư.
Trên thực tế nếu chỉ nhìn vào bề nổi sự việc thì quản lý các tòa nhà chung cư tưởng chừng chỉ là các công việc tay chân đơn giản như lễ tân, bảo vệ, vệ sinh, thu gom rác, xử lý côn trùng, chăm sóc cây xanh… Nhưng càng đi sâu vào thì mới thấy được đây là lĩnh vực đầy thách thức, với muôn vàn khó khăn đối mặt mỗi ngày mà mỗi loại hình bất động sản lại có quy trình quản lý và yêu cầu dịch vụ khác nhau.
Vì vậy để giải quyết tình trạng tranh chấp chung cư triệt để, phía chính quyền cũng cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý theo hướng giao các công việc chuyên môn, chuyên nghiệp và các đơn vị chuyên nghiệp. Tăng cường các thiết chế giám sát, có chế tài đối với vi phạm. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên chuyền và hỗ trợ pháp lý.
Bên cạnh đó chủ đầu tư cùng với đơn vị quản lý vận hành cũng cần phải tích cực ứng dụng các giải pháp quản lý tòa nhà chuyên nghiệp hơn bằng phần mềm để siết chặt hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư, đảm bảo sự ổn định về chất lượng dịch vụ cũng như về chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý vận hành nhà chung cư , mang lại chất lượng cao nhất cho cư dân của mình và hạn chế những tranh chấp không đáng có phát sinh trong quá trình vận hành.
Liên hệ tới DIP Việt Nam ngay hôm nay để nhận được tư vấn quản trị doanh nghiệp, quản lý dự án chi tiết và nhanh chóng nhất !
Thông tin liên hệ qua hotline :
Sales Team – Hotline: 0909 437 699 – 0934 614 696
Tổng đài tư vấn, hỗ trợ dịch vụ 24/7: (028) 7106 9079
Hoặc truy cập trực tiếp tại website : https://dip.vn/ để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhất.