Xung đột giữa cư dân và ban quản trị luôn là bài toán phức tạp và khó giải quyết của mọi tòa nhà, trong đó những tranh chấp cũng bùng nổ ngày càng phổ biến và rộng rãi hơn, những xung đột này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của tòa nhà cũng như cuộc sống của chính cư dân.
Tại sao ban quản trị chung cư bắt buộc phải có chứng chỉ quản lý vận hành chung cư ?
Ban quản trị nhà chung cư có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể nào ?
Mập mờ bài toán phí bảo trì chung cư – Làm thế nào để ban quản trị không phải là một “nghề” ?
Vậy những góc khuất xung đột giữa cư dân và ban quản trị tòa nhà là gì ? Làm thế nào để tránh những tranh chấp này ? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
1. Những tránh chấp không ngừng giữa cư dân và ban quản trị
Trên thực tế để thành lập được ban quản trị nhà chung cư đã không dễ dàng, song ở không ít tòa nhà chung cư hiện nay dù đã có ban quản trị tòa nhà hoạt động nhưng vẫn bùng phát những tranh chấp và mâu thuẫn chung cư ngày càng phức tạp, thậm chí các cuộc tranh chấp kéo dài còn không thua kém gì những cuộc tranh chấp với chủ đầu tư tòa nhà.
Có nhiều tòa nhà chung cư còn xuất hiện tình trạng cư dân treo băng rôn phản đối ban quản trị vì không công khai tài chính, không thực hiện đúng cam kết và không có tính minh bạch trong các hoạt động quản lý thu chi.
Những tranh chấp giữa cư dân cùng ban quản trị tòa nhà cũng ngày càng bùng phát mạnh mẽ khi ban quản trị tự ý thuê đơn vị quản lý vận hành tòa nhà, tự ý áp đặt phí quản lý vận hành mà không có được sự tán đồng của cư dân trong tòa nhà, hoặc việc ban quản trị tự ý dùng phí bảo trì không có kế hoạch, dự toán chi không được cư dân thông qua…..
Chính những tranh chấp và khúc mắc về các khoản phí bảo trì, phí sử dụng quỹ bảo trì, quỹ quản lý tòa nhà…. Không được công khai minh bạch càng trở thành nguyên nhân chủ đạo gây bùng phát xung đột và tranh chấp giữa cư dân cùng ban quản trị tòa nhà.
Sự việc mâu thuẫn giữa cư dân và ban quản trị không phải không phải là hiếm tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM hiện nay. Thực tế hiện nay đang xuất hiện ngày càng nhiều những ban quản trị chung cư khiến cư dân bức xúc do cách làm việc thiếu hiệu quả, thiếu năng lực và minh bạch gây ảnh hưởng không nhỏ đến cư dân và thậm chí là cả chủ đầu tư và dự án.
Việc tranh chấp giữa cư dân cùng ban quản trị bùng phát gay gắt không chỉ ảnh hưởng lớn tới lợi ích của cư dân trong tòa nhà, mà những tranh chấp và mâu thuẫn này còn ảnh hưởng cực xấu tới uy tín danh dự của chủ đầu tư. Thậm chí có nhiều dự án chung cư, khi không tìm được tiếng nói chung giữa cư dân và ban quản trị, người dân còn có thể đổ lỗi cho chủ đầu tư không có trách nhiệm với cư dân, dù trước đó chủ đầu tư cũng đã bàn giao hết cho ban quản trị mà trước đó chính cư dân đã bầu ra.
Trong khi những mâu thuẫn giữa ban quản trị tòa nhà với cư dân, mâu thuẫn về tính thiếu minh bạch trong công tác quản lý phí bảo trì tại dự án đều là chuyện “nội bộ” của cư dân với ban quản trị, chủ đầu tư không có quyền can thiệp.
2. Những góc khuất không ai biết trong các cuộc tranh chấp
Thực tế việc tranh chấp giữa cư dân cùng ban quản trị cũng không còn là tình trạng mới lạ tại các thành phố lớn, bởi có không ít dự án nhà chung cư dù đã thành lập ban quản trị, nhưng ban quản trị tại tòa nhà lại không có đủ năng lực điều hành và quản lý tòa nhà.
Trong khi một tòa nhà chung cư nếu muốn vận hành ổn định, cư dân có cuộc sống tốt thì ban quản trị phải có đủ trình độ nhận thức nhất định, khả năng chuyên môn cơ bản trong công tác quản lý vận hành. Thậm chí có những tòa nhà chung cư còn xuất hiện tình trạng, thành viên trong ban quản trị ứng cử vì những ý nghĩ tiêu cực, họ cố tình chui vào ban quản trị để có quyền ký hợp đồng với các công ty quản lý, ăn chia hoa hồng.
Mặt khác, những dự án chung cư ở giai đoạn đầu khi cư dân mới vào ở, nhiều người chưa hiểu rõ vai trò của ban quản trị, ai cũng muốn tham gia ban quản trị để có một vai trò, chức vụ, vị trí. Họ không biết rằng, vào đó phải đồng nghĩa với chuyện phải gánh vác trách nhiệm.
Thực tế hiện nay, không ít cư dân muốn vào được ban quản trị do “tham” những lợi ích rất lớn gắn với quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị này. Đặc biệt là khi ban quản trị được chủ đầu tư bàn giao tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng, khoản tiền này khi gửi ngân hàng chắc chắn mang lại lợi ích không nhỏ cho các thành viên ban quản trị khi đứng tên gửi tiền.
Ngoài ra những chi tiêu khác trong tòa nhà như bảo trì, thuê đơn vị quản lý vận hành, sửa chữa các thiết bị hư hỏng…. đều mang lại những lợi ích cực lớn cho các thành viên trong ban quản trị tòa nhà.
Chính những lợi ích này cũng thành nguyên nhân chính khiến người dân tranh nhau ứng cử vào ban quản trị, thậm chí đấu tố nhau để tranh giành quyền lợi trong ban quản trị, khiến chung cư không thể vận hành an ổn.
Mặt khác hầu hết ban quản trị đều không phải là đơn vị chuyên nghiệp trong việc thực hiện các công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao như vận hành và quản lý một toà nhà chung cư.
Vì vậy để hạn chế tranh chấp chung cư, tòa nhà nên ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại như phần mềm quản lý tòa nhà Landsoft Control để quản lý tòa nhà minh bạch và công khai, đảm bảo tòa nhà vận hành ổn định, nâng cao tính chuyên nghiệp cho ban quản trị nhà chung cư.
Liên hệ tới DIP Việt Nam ngay hôm nay để nhận được tư vấn quản trị doanh nghiệp, quản lý dự án chi tiết và nhanh chóng nhất !
Thông tin liên hệ qua hotline :
Sales Team – Hotline: 0909 437 699 – 0934 614 696
Tổng đài tư vấn, hỗ trợ dịch vụ 24/7: (028) 7106 9079
Hoặc truy cập trực tiếp tại website : https://dip.vn/ để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhất.