Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở có ý nghĩa nhân văn cao nhằm giúp đỡ những gia đình có thu nhập thấp, giúp người dân có thể mua được nhà ở với giá cả hợp lý. Tuy nhiên, quy trình mở bán chấm điểm nhà ở xã hội để xét duyệt hồ sơ cũng khá phức tạp, người dân cần phải đáp ứng những điều kiện cụ thể mới được chấm điểm xét duyệt mua nhà ở xã hội.
Nội dung liên quan:
Quản lý kinh doanh dự án nhà ở xã hội Global Invest trên phần mềm Landsoft có hiệu quả gì?
4 bí quyết giúp môi giới bất động sản tìm hiểu yêu cầu của khách hàng
Ách tắc dự án nhà ở xã hội do thiếu vốn – Chủ đầu tư cần làm gì để giải quyết ?
Vậy quy trình mở bán chấm điểm nhà ở xã hội gồm những gì? Cách tính điểm mua nhà ở xã hội như thế nào? Cùng Landsoft tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Nguyên tắc xét duyệt đối tượng mua hoặc thuê nhà ở xã hội
Theo điều 23 thuộc Nghị định số 49/2021/NĐ-CP quy định cụ thể nguyên tắc xét duyệt đối tượng được mua nhà ở xã hội như sau:
+ Nếu tổng số hồ sơ đăng ký mua hoặc thuê nhà ở xã hội bằng hay ít hơn tổng số căn hộ nhà ở xã hội do chủ đầu tư công bố, việc lựa chọn căn hộ sẽ thực hiện theo hình thức thỏa thuận giữa khách hàng mua căn hộ cùng với chủ đầu tư.
+ Nếu tổng số hồ sơ đăng ký mua hay thuê nhà ở xã hội nhiều hơn so với số căn hộ mà chủ đầu tư công bố, việc xét duyệt và lựa chọn đối tượng được mua nhà ở xã hội sẽ được thực hiện theo quy trình mở bán chấm điểm nhà ở xã hội theo từng tiêu chí riêng.
Sau khi hoàn tất quy trình mở bán chấm điểm nhà ở xã hội, xét duyệt và lựa chọn được đủ số lượng hồ sơ hợp lệ với tổng số căn hộ mà chủ đầu tư công bố, việc xác định cụ thể từng căn hộ trước khi ký hợp đồng sẽ được thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận giữa khách hàng mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư. Nếu có nhiều hồ sơ hợp lệ với số điểm bằng nhau vượt quá tổng số căn hộ nhà ở xã hội được công bố thì chủ đầu tư sẽ phải tổ chức bốc thăm công khai.
Khi người dân có nhu cầu mua hay thuê nhà ở xã hội không đạt được nhu cầu thì chủ đầu tư sẽ trả lại hồ sơ để người dân đăng ký mua nhà ở xã hội tại dự án khác.
Cách tính điểm trong quy trình mở bán chấm điểm nhà ở xã hội
Trong quy trình mở bán chấm điểm nhà ở xã hội, cách tính điểm xét duyệt mua nhà ra sao cũng là yếu tố được người dân quan tâm. Theo điều 23 thuộc Nghị định số 100/2015/NĐ-CP cũng nêu rõ, nếu tổng số hồ sơ đăng ký mua hoặc thuê nhà ở xã hội nhiều hơn số căn hộ được chủ đầu tư công bố, việc xét duyệt và lựa chọn đối tượng mua nhà ở xã hội sẽ phải dựa theo hình thức chấm điểm.
Bảng chấm điểm xét duyệt mua nhà ở xã hội cần dựa trên các tiêu chí dưới đây:
Tiêu chí chấm điểm | Số điểm | |
Khó khăn về nhà ở | Người dân chưa có nhà ở | 40 |
Người dân đã có nhà ở, nhưng nhà ở đang bị hư hỏng, dột nát hoặc diện tích nhà ở quá nhỏ, bình quân dưới 10m2/ người | 30 | |
Tiêu chí về đối tượng |
Đối tượng 1: (được quy định tại các khoản 5,6,7 trong điều 49 thuộc Luật Nhà Ở số 65/2014/QH13): Điều số 5: Người dân là người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp
Điều số 6: Người mua nhà là Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân Điều số 7: Người mua nhà là Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức |
30 |
Đối tượng 2 (được quy định trong điều Khoản 4 và 9 Điều 49 của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13):
Điều số 4. Người mua nhà là người có thu nhập thấp, thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị Điều số 9. Người mua hoặc thuê nhà là Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập |
20 | |
Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 8 và 10 Điều 49 của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13):
Điều số 1: Người mua nhà là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. Điều số 8. Người mua nhà thuộc các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này. Điều số 10. Người mua nhà là hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở. |
40 | |
Những tiêu chí ưu tiên khác | Người mua nhà thuộc hộ gia đình, có từ 2 người trở lên thuộc đối tượng 1 và 2 | 10 |
Người mua nhà thuộc hộ gia đình trong đó có tối thiểu 1 người thuộc đối tượng 1 và tối thiểu 1 người thuộc đối tượng 2 | 7 | |
Người mua nhà thuộc hộ gia đình, có 2 người trở lên thuộc đối tượng 2 | 4 | |
Chú ý: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được hưởng các tiêu chí ưu tiên khác nhau thì chỉ tính theo tiêu chí ưu tiên có thang điểm cao nhất. | ||
Ngoài ra còn có tiêu chí chấm điểm ưu tiên khác do UBND cấp tỉnh quy định (Quy định theo điều kiện cụ thể của riêng từng địa phương) | 10 |
Vì vậy khi có nhu cầu mua nhà ở xã hội, người dân có thể dựa theo bảng điểm được đánh giá trong tiêu chí trên để xác định được số điểm được xét khi mua nhà ở xã hội.
Lưu ý: Nội dung trên đây chỉ nên tham khảo. Sẽ tùy vào đối tượng và thời điểm khác nhau mà các nội dung trên có thể không còn phù hợp với sự thay đổi của chính sách pháp luật.
Quy trình mở bán chấm điểm nhà ở xã hội
Bởi vì nhà ở xã hội là loại hình nhà ở được nhà nước hỗ trợ cho đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp về nhà ở, vì vậy quy trình mở bán chấm điểm nhà ở luôn cần tuân thủ chặt chẽ, trong đó thủ tục mua nhà ở xã hội gồm những bước dưới đây:
Xác định mục tiêu mở bán nhà ở xã hội:
Khi mở bán dự án nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ đặt ra mục tiêu cụ thể cho quá trình mở bán, trong đó bao gồm số lượng căn hộ cần bán, dự kiến doanh thu cũng như thời gian hoàn thành.
Yếu tố chấm điểm và tiêu chí chấm điểm nhà ở xã hội:
Trong quy trình mở bán chấm điểm nhà ở xã hội, chủ đầu tư cần xác định các yếu tố chấm điểm là các yếu tố quan trọng để đánh giá được hiệu quả mở bán dự án nhà ở xã hội như tiếp cận khách hàng có nhu cầu mua nhà ở xã hội, quảng cáo và tiếp thị dự án, đánh giá chất lượng căn hộ, chính sách bán hàng cùng với hỗ trợ bán hàng, kiểm tra kết quả doanh số.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần thiết lập tiêu chí chấm điểm cho từng yếu tố để lên danh sách khách hàng có thể mua nhà ở xã hội. Mỗi một tiêu chí cần đánh giá chấm điểm chi tiết và chặt chẽ.
Ngoài ra, trong quá trình mở bán chấm điểm nhà ở xã hội, chủ đầu tư cũng cần xem xét các điểm mạnh và yếu của quá trình mở bán. Dựa trên đánh giá này, xác định các điểm cần cải tiến và áp dụng các biện pháp để tăng cường hiệu quả mở bán trong tương lai.
Quy trình mở bán chấm điểm nhà ở xã hội này giúp chủ đầu tư đánh giá và theo dõi tiến trình mở bán một cách cụ thể, từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh và nâng cao hiệu quả quá trình mở bán dự án.
Người dân khi mua nhà ở xã hội cũng có thể tham khảo thủ tục mua nhà ở xã hội gồm những bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Dựa theo điều khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, người có nhu cầu mua nhà ở xã hội cần nộp hồ sơ cho chủ đầu tư.
Người nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì người nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại cho người nộp hồ sơ để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện.
Bước 2: Giải quyết yêu cầu
Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội sẽ gửi danh sách các đối tượng khách hàng có nhu cầu mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên dựa trên cơ sở chấm điểm đưa về Sở Xây Dựng địa phương nhằm loại trừ các trường hợp không hợp lệ.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
Trong 15 ngày làm việc, nếu Sở Xây Dựng không có phản ứng thì chủ đầu tư có thể thông báo cho các khách hàng có quyền mua nhà ở xã hội thanh toán một phần công trình, ký thỏa thuận hợp đồng.
Sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội sẽ lên danh sách những thứ có thể mua hoặc thuê cho Sở Xây Dựng địa phương trong 30 ngày để được quản lý và kiểm soát.
Chủ đầu tư dự án cũng có trách nhiệm công bố danh sách này tại văn phòng chủ đầu tư và trên thị trường bất động sản hoặc trang thông tin điện tử của chủ đầu tư (nếu có).
Để kiểm soát chặt chẽ quy trình mở bán chấm điểm nhà ở xã hội khoa học, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đã ứng dụng phần mềm quản lý kinh doanh bất động sản Landsoft và thu được thành công vượt trội. Phần mềm cũng là giải pháp quản lý kinh doanh dự án nhà ở xã hội toàn diện, chuyên biệt và tối ưu nhất cho các chủ đầu tư.