fbpx

Sàn “chém gió” chủ đầu tư ăn đủ “gạch đá”

Căn hộ giá rẻ nhất thị trường, được trang bị nội thất đầy đủ,… là những cụm từ thường được dân sale bất động sản vận dụng để câu dẫn khách hàng, hay hiện tượng câu kết “làm giá” ở các sàn giao dịch đã khiến không ít chủ đầu tư đã phải nếm “trái đắng”. Bên cạnh đó hệ lụy từ những chiêu trò “chém gió” của các nhân viên sàn bất động sản, cũng khiến chủ đầu tư lao đao.

Ôm hàng chờ bung

Không ít các dự án trước khi mở bán chủ đầu tư đã tuyên bố chốt sổ. Thế nhưng nhiều sàn giao dịch vẫn có sẵn hàng để bán. Nguyên nhân là do, một số sàn mạnh tay vung tiền gom hết hàng để đầu cơ, chờ khi chủ đầu tư tuyên bố ngưng giao dịch vì số lượng hàng đã bán hết. Đến lúc này, các sàn đã nói trên bắt đầu bung hàng ra bán để ăn chênh lệch. Ví dụ một căn hộ chủ đầu tư ra giá 10 triệu/m2, các sàn sẽ bán từ 13-14 triệu/m2. Thế  nhưng, khi trao đổi với khách hàng, nhân viên môi giới luôn bảo rằng giá cả mà sàn rao bán đối với sản phẩm là rẻ nhất hiện nay đến khi khách hàng phát hiện không phải vậy thì mọi trách nhiệm quy về cho chủ đầu tư. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của các chủ đầu tư và gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh.

Nhà mẫu và nhà thực

Nhà mẫu là một cách thức tiếp thị – marketing trực quan giúp khách hàng hình dung cụ thể được căn hộ được xây dựng như thế nào. Nhà đầu tư đã vận dụng các yếu tố nội thất giúp cho ngôi nhà trông lung linh, bắt mắt hơn nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng. Tuy nhiên, nhiều sàn giao dịch lại “chém gió” với khách hàng rằng những gì họ nhìn thấy tại nhà mẫu sẽ xuất hiện toàn vẹn ở căn hộ tương lai của họ cho đến khi khách hàng nhận được nhà thì hỡi ôi, tất cả chỉ là một căn hộ thô chưa có bất cứ yếu tố nội thất nào cả. Một lần nữa chủ đầu tư lại phải lao đao khi nhận được sự phàn nàn từ khách hàng rằng họ cảm thấy như bị lừa dối.

Vấn nạn “làm giá”

Một số sàn giao dịch mạo nhận là chủ đầu tư hoặc nói với khách hàng rằng mình được quyền phân phối từ chủ đầu tư mục đích kiếm lợi thông qua thủ tục “đặt cọc”. Không ít người dân dính phải chiêu thức này, cứ nghĩ dã đặt cọc có ý là nắm chắc được nhà trong tay cho đến khi có thông tin chủ đầu tư của dự án không hề phân phối sản phẩm cho bất kỳ đại lý nào, đến lúc đó thì xem như mất cả chì lẫn chài.

Tiêu biểu cho trường hợp này có thể kể đến dự án căn hộ xã hội The Vesta( Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội). Ông Vũ Kim Giang, trưởng phòng kinh doanh công ty cổ phần đầu tư Hải Phát đã khẳng định rõ với phóng viên rằng công ty chưa bao giờ liên kết phân phối dự án nhà ở xã hội cho bất kỳ đơn vị môi giới nào và cũng không có chuyện nhận phí đặt chỗ từ khách hàng. Mặt khác, vì đây là nhà ở xã hội nên công ty không được phép phân phối cho các đại lý môi giới bất động sản, khách hàng muốn mua phải liên hệ trực tiếp với công ty và chỉ khách hàng thuộc diện chính sách mới có quyền ưu tiên mua nhà thuộc dự án này.

Tuy nhiên, trước đó trên mạng xã hội đưa tin một công ty môi giới đã nhận tiền phí giữ chỗ của dự án này. Khách hàng một khi để tiền cọc vào tay môi giới có nghĩa là quyền chủ động của họ cũng bị mất đi, sàn giao dịch lúc này có thể lợi dụng tâm lý sợ mất tiền mà đưa ra các chiêu trò ép giá hoặc bắt khách hàng phải mua căn hộ thuộc dự án khác.

Trường hợp “làm giá” tương tự cũng xảy ra với dự án FLC Complex thuộc tập đoàn FLC. Quý I/2015, khi dự án chỉ vừa được công bố nhưng đã có nhiều sàn giao dịch, nhân viên môi giới ở khắp nơi rao bán, thậm chí nhận luôn cả phí đặt chỗ. Những rắc rối này khiến FLC phải lao đao đính chính lại thông tin làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cũng như tổn hao một số chi phí phát sinh không đáng có.

Trước thực trạng hỗn loạn trong ngành bất động sản hiện nay, đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã bày tỏ quan ngại sâu sắc và đưa ra đề xuất cần phải có tiêu chuẩn đo lường chất lượng, đào tạo bài bản về nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên môi giới địa ốc.

Bên cạnh đó, các chủ đầu tư cần cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng những đại lý có uy tín trước khi  đưa ra quyết định ủy quyền phân phối sản phẩm. “Điều các chủ dự án cần làm lúc này là điều chỉnh giá bán về mức phù hợp với giá trị thật, đáp ứng nhu cầu thực của phần lớn khách hàng thay vì tùy tiện tăng giá bán theo giao dịch của bên môi giới. Bởi việc làm này vô tình sẽ tiếp tay “đẩy giá” bán nhà “hộ” cho môi giới”, ông Trần Ngọc Quang, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định.

Chính sách bán bất động sản tốt là chìa khóa vàng để chủ đầu tư câu khách. Chính vì vậy, nhằm kích cầu cho thị trường địa ốc, các doanh nghiệp đua nhau tung ra nhiều chính sách hấp dẫn dành cho người mua nhà đã phần nào phát huy tác dụng. Landsoft gửi tặng bạn đọc tài liệu “Top 10 chính sách bán bất động sản hấp dẫn thu hút hàng triệu khách hàng” giúp bạn có cái nhìn tổng quát về chính sách bán hàng từ các doanh nghiệp lớn cũng như nhu cầu thị trường, thị hiếu của người mua.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button