Thị trường bất động sản Tp HCM hiện tại đang có xu hướng sụt giảm nguồn cung tương đối nghiêm trọng, lượng giao dịch bất động sản cũng đang có những dấu hiệu tụt dốc khiến thị trường bất động sản Tp HCM vốn đang sôi động nhất cả nước sau quý 1 năm 2019 thì bắt đầu có những dấu hiệu tương đối nhạt nhòa.
1. Tình hình giao dịch bất động sản Tp HCM hiện tại ra sao ?
Theo như thông tin từ hiệp hội bất động sản Tp HCM cung cấp thì trong quý 1 năm 2019 vừa qua, Sở Xây dựng TP.HCM chỉ phê duyệt 8.472 giấy phép xây dựng (kể cả khu vực nhà dân và dự án), giảm đến 63% so với cùng kỳ năm trước; chỉ có 10 dự án hình thành trong tương lai được cấp phép mở bán, tổng số 3.109 sản phẩm là căn hộ và nhà thấp tầng.
Hầu hết những dự án bất động sản được phê duyệt đều phân bố chủ yếu tại các khu vực Đông và Nam của thành phố, trong đó số lượng sản phẩm bất động sản bán ra cũng chỉ đủ điều kiện giao dịch trên thị trường Tp HCM với con số tương đối ít ỏi là 1.000 sản phẩm, kèm theo đó chính là nguồn thu ngân sách thành phố từ tiền sử dụng đất cũng sụt giảm mạnh (hai tháng đầu năm giảm đến 76% so với cùng kỳ năm trước).
Những dữ liệu về tình hình giao dịch bất động sản trong quý 1 năm 2019 của hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho thấy những con số giao dịch bất động sản đang có xu hướng sụt giảm giống như nhiều đơn vị đã báo cáo từ trước đó. Riêng tại TP.HCM có 3.274 sản phẩm chào bán, trong đó có gần 3.000 giao dịch thành công.
Hầu hết những con số giao dịch bất động sản sụt giảm đều giảm cả về lượng sản phẩm mở bán lẫn sụt giảm về số lượng giao dịch thành công, điều này cũng khiến thị trường bất động sản Tp HCM hiện đang có hiện tương tụt dốc hơn hẳn so với 2 năm trước đó.
2. Tìm kiếm nguyên nhân khiến thị trường bất động sản sụt giảm
Theo như nhận định của hiệp hội bất động sản Tp HCM thì việc sụt giảm nguồn cung bất động sản tại khu vực này chủ yếu do quá trình rà soát và thanh tra dự án kéo dài, các thủ tục pháp lý phải chờ kiểm duyệt quá lâu tạo thành nhiều bất lợi với doanh nghiệp bất động sản.
Việc chậm trễ trong các thủ tục pháp lý cũng khiến cho chi phí vốn cùng lãi suất ngân hàng ngày càng gia tăng, khiến cho doanh nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh.
Đặc biệt số lượng nhà ở tại Tp HCM được đưa ra thị trường cũng sụt giảm đáng kể do những nguyên nhân trên, ảnh hưởng tới số lượng hợp đồng nhận thầu xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng cũng tụt giảm đáng kể theo đó, giảm thiểu từ 30% tới 50%.
Những điều này cũng báo hiệu thị trường TP.HCM đang đối mặt khó khăn về nguồn cung, có thể nói là nặng nề nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. Sự khan hiếm sản phẩm cục bộ buộc nhiều doanh nghiệp bất động sản phải rời địa bàn chính là TP.HCM để về các tỉnh lân cận như Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Phan Thiết, Phú Quốc. Làn sóng này này tạm thời khiến thị trường TP.HCM khá yên ắng trong các tháng qua.
Các chuyên gia nghiên cứu thị trường bất động sản cũng cho rằng vấn đề chính khiến thị trường bất động sản tại Tp HCM chính là do ách tắc pháp lý dự án gây ra.
Thực chất nguồn hàng từ dự án bất động sản có khá nhiều, nhưng hầu hết những dự án này lại không đủ điều kiện chào hàng khiến cho doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn, nhất là những khó khăn xuất phát từ các cơ quan quản lý. Các dự án đang khẩn trương chào bán để thu hồi vốn, tuy nhiên việc phê duyệt các dự án đủ điều kiện khởi công xây dựng cho đến khi dự án đủ điều kiện đưa ra thị trường đều bị tắc hồ sơ tại các cơ quan chuyên môn của TP.HCM.
Ngoài ra những nguyên nhân do công tác thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, có biểu hiện thiếu trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, chuyển hồ sơ lòng vòng, không dám nêu chính kiến giải quyết, vẫn nhũng nhiễu gây khó cho doanh nghiệp bất động sản cùng chủ đầu tư.
3. Thị trường ảm đạm nhưng giá bất động sản vẫn cao
Mặc dù thị trường bất động sản tại Tp HCM tương đối ảm đạm nhưng giá bất động sản vẫn tương đối cao, tạo thành nghịch lý phát triển tại Tp HCM. Căn hộ tăng giá từ 10-30% tùy khu vực, đất nền nhiều nơi tăng gần 30-40%. Cá biệt phân khúc nhà phố trung tâm có nơi giá rao bán tăng đến 50-60%. Tuy giá rao tăng rất nhanh nhưng số lượng giao dịch lại không tăng tương ứng. Đây là khó khăn lớn nhất thị trường đang gặp phải.
Ngoài ra những khó khăn từ dòng vốn tín dụng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp bất động sản, khiến việc tiếp cận vốn khó khăn, giá nhà tăng liên tục khiến nhu cầu đầu tư và mua bán bất động sản giảm mạnh không chỉ tại TP.HCM mà còn ở nhiều địa phương khác trên cả nước.
Đứng trước thực trạng này các doanh nghiệp cùng chủ đầu tư cũng cần phải có giải pháp quản lý dự án bất động sản khoa học và chuyên nghiệp hơn với phần mềm Landsoft, từ đó tối ưu được công tác quản lý dự án bất động sản toàn diện và hiệu quả, giúp doanh nghiệp cùng chủ đầu tư nhanh chóng nắm bắt chính xác được tình hình dự án để đề ra biện pháp giải quyết hợp lý và kịp thời, xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín và vững mạnh hơn.