Muốn tối ưu quỹ bảo trì chung cư để tranh gây thất thoát và lãng phí, tạo thành tranh chấp ngoài ý muốn với cư dân thì ban quản lý cần có phương án sử dụng quỹ bảo trì chung cư minh bạch, rõ ràng. Nhất là khi tình hình sử dụng quỹ bảo trì chung cư từ trước tới nay vẫn luôn là vấn đề tương đối nhạy cảm và ẩn chứa nhiều rủi ro. Dưới đây là một số thông tin cùng phương án tối ưu quỹ bảo trì chung cư hiệu quả cho ban quản lý mà chúng ta có thể tham khảo và tìm hiểu.
Có thể bạn muốn biết:
Một vài chú ý ban quản lý cần nhớ nếu muốn quản lý chung cư mini hiệu quả
Phương án quản lý bãi giữ xe toà nhà hiệu quả dành cho ban quản lý toà nhà
Mở rộng và nâng cấp phần mềm Landsoft Building quản lý vận hành dự án Sky Garden cho địa ốc Phú Đông
Tìm hiểu khái niệm về quỹ bảo trì chung cư là gì?
Theo như quy định tại Điều 107 trong Luật Nhà Ở được ban hành năm 2014, quỹ bảo trì chung cư chính là khoản tài chính dùng để bảo trì trong toà nhà chung cư. Trong đó những phần sở hữu riêng thì sẽ do chính chủ sở hữu căn hộ chịu trách nhiệm bảo trì, còn phần sở hữu chung thì chủ sở hữu sẽ có trách nhiệm đóng kinh phí để cùng bảo trì toà nhà.
Số tiền kinh phí được các chủ sở hữu cùng đóng góp để bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng các phần sở hữu chung trong toà nhà được gọi là quỹ bảo trì chung cư. Trong đó mọi nội dung liên quan tới bảo trì toà nhà, các quy định về việc bảo trì toà nhà cho tới quản lý hồ sơ bảo trì toà nhà chung cư đều cần phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng.
Một vài quy định pháp luật về quỹ bảo trì chung cư mà người dân cần nắm rõ
Trong quy định pháp luật, dựa trên điều 32 thuộc quy chế quản lý và sử dụng nhà chung cư đã được nhà nước ban hành, quỹ bảo trì chung cư do cư dân đóng góp kinh phí sẽ chỉ được dùng để duy trì chất lượng của toà nhà, đảm bảo trong quá trình sử dụng toà nhà phải được an toàn. Phần kinh phí bảo trì mà cư dân đóng góp để làm thành quỹ bảo trì chung cư là 2% giá trị căn hộ hay diện tích được bán, cho thuê hoặc mua. Mọi khoản kinh phí có liên quan tới quỹ bảo trì đều phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng mua bán, thuê mua bất động sản.
Đối với phần sở hữu riêng tỏng toà nhà, nếu chủ sở hữu làm hư hỏng phần sở hữu riêng mà ảnh hưởng tới cư dân thì chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm sửa chữa các phần hư hỏng đó theo đúng quy định. Nếu chủ sở hữu không sửa chữa và làm ảnh hưởng tới người khác thì ban quản lý toà nhà có thể tạm ngừng cung cấp dịch vụ tiện ích với phần sở hữu riêng đó. Trong trường hợp phần sở hữu chung bị hư hại nhưng lại nằm trong khu vực sở hữu riêng, chủ sở hữu sẽ phải tạo điều kiện để hỗ trợ ban quản lý thực hiện sửa chữa các hư hại này.
Về việc quản lý quỹ bảo trì chung cư, nếu toà nhà chưa thành lập ban quản trị thì chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm thu, chi và quản lý quỹ bảo trì. Do đó chủ đầu tư cần phải công khai và minh bạch mọi khoản thu chi để người dân có thể nắm rõ được thực tế quỹ bảo trì của toà nhà. Khi ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm bàn giao quỹ bảo trì tới tay ban quản trị toà nhà, và ban quản trị nhà chung cư cũng sẽ phải có trách nhiệm quản lý và sử dụng quỹ bảo trì minh bạch, rõ ràng, đúng mục đích, đúng hạng mục dựa trên kế hoạch bảo trì đã được thông qua tại hội nghị nhà chung cư.
Giải pháp tối ưu quỹ bảo trì chung cư hiệu quả cho ban quản lý
Để tối ưu quản lý quỹ bảo trì chung cư, ban quản trị cùng chủ đầu tư cần phải có phương án quản lý và sử dụng quỹ bảo trì minh bạch, chặt chẽ và công khai. Trong đó có một số phương án tối ưu quỹ bảo trì bao gồm:
+ Lên kế hoạch chi tiêu quỹ bảo trì cụ thể và chi tiết theo từng hạng mục, từng dự án cần sửa chữa và bảo trì. Bản kế hoạch chi tiêu cũng phải được minh bạch và công khai để cư dân nắm rõ cũng như giám sát sử dụng quỹ bảo trì đúng mục đích.
+ Cần có phương án quản lý và đánh giá hệ thống quản lý chi tiêu quỹ bảo trì, giám sát nhà cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo trì toà nhà, qua đấy dễ dàng phát hiện sai sót cũng như bất cập trong quản lý quỹ bảo trì và có phương án khắc phục.
+ Nên tối ưu nguồn lực trong toà nhà để sử dụng quỹ bảo trì hiệu quả, tiết kiệm chi phí cũng như giảm thiểu gánh nặng cho cư dân. Đồng thời, ban quản lý cũng phải đảm bảo mọi hạng mục chung trong toà nhà đều được bảo trì và sửa chữa kịp thời.
+ Cần có giải pháp giám sát bảo trì để dễ dàng phát hiện sai phạm trong quá trình sử dụng quỹ bảo trì, đưa ra phương án xử lý kịp thời nhất.
Hiện nay, để tối quỹ bảo trì chung cư, hầu hết các toà nhà hiện nay đều lựa chọn ứng dụng các giải pháp phần mềm như Landsoft Building nhằm thắt chặt quản lý quỹ bảo trì, quản lý và tối ưu ngân sách trong quỹ bảo trì hiệu quả, đảm bảo sử dụng quỹ bảo trì minh bạch, rõ ràng và khoa học theo đúng kế hoạch.