Trong quá trình quản lý vận hành nhà chung cư, doanh nghiệp thường gặp phải không ít khó khăn và thách thức, nhất là với những tòa nhà chung cư đang trong giai đoạn chuyển giao đơn vị quản lý vận hành.
Dưới đây là một số khó khăn thường gặp của các doanh nghiệp quản lý vận hành và cách giải quyết thích đang, hiệu quả.
Tìm hiểu những quy định mới về quản lý vận hành nhà chung cư bạn nên biết
Góc khuất tình và lý trong quản lý vận hành chung cư
Các tranh chấp thường gặp trong quản lý vận hành nhà chung cư
Nội dung bài viết
1. Qũy bảo trì tòa nhà được sử dụng không rõ ràng và minh bạch
Phần đông những cuộc tranh chấp, mâu thuẫn chung cư hiện nay đều xoay quanh vấn đề xử lý 2% quỹ bảo trì tòa nhà không thích đáng và minh bạch, khiến mâu thuẫn và tranh chấp chung cư bùng nổ, khiến đơn vị quản lý bị “vạ lây”, ảnh hưởng không nhỏ tơi suy tín thương hiệu của doanh nghiệp quản lý vận hành tòa nhà.
Trên thực tế quỹ bảo trì tòa nhà là số tiền chỉ dùng để bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư, bao gồm sửa chữa đột xuất, bảo trì định kỳ, đảm bảo duy trì chất lượng cho tòa nhà chung cư.
Nhưng có không ít tòa nhà chung cư hiện nay lại có quỹ bảo trì không được sử dụng rõ ràng, dẫn tới cư dân bất bình và mâu thuẫn, từ đó bùng nổ tranh chấp và kiện tụng trong tòa nhà.
Thậm chí có những trường hợp quỹ bảo trì tòa nhà khi chủ đầu tư bàn giao hay chưa bàn giao cho ban quản trị đều không thông báo cho cư dân, hoặc tòa nhà chưa có ban quản trị tiếp nhận kinh phí bảo trì từ chủ đầu tư, hay hợp đồng mua bán căn hộ chung cư không quy định rõ ràng về trách nhiệm của các bên liên quan đến khoản kinh phí này.
Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc tòa nhà chung cư cần thành lập ban quản trị, cư dân cũng cần kiểm tra kỹ hợp đồng mua nhà thì tòa nhà còn cần sử dụng những phần mềm công nghệ hiện đại như Landsoft Control để nâng cao hiệu quả quản lý vận hành tòa nhà, minh bạch quỹ bảo trì nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng tranh chấp chung cư.
2. Tòa nhà chập thành lập ban quản trị
Việc tòa nhà chung cư chậm thành lập ban quản trị cũng khiến tòa nhà dễ bùng nổ tranh chấp và mâu thuẫn chung cư.
Trên thực tế việc chậm trễ thành lập các Ban quản trị nhà chung cư tại các khu chung cư tái định cư không những gây khó khăn trong việc tiếp nhận khoản quỹ bảo trì nhà chung cư 2%, mà còn gây khó khăn cho công tác quản lý, vận hành nhà chung cư.
Đặc biệt tòa nhà chung cư chậm chạp thành lập ban quản trị còn dễ dẫn tới vướng mắc, tranh chấp và khiếu kiện do xung đột quyền lợi giữa cư dân cùng chủ đầu tư, vì vậy việc nhanh chóng thành lập Ban quản trị nhà chung cư là rất cần thiết.
3. Tòa nhà chung cư chua bàn giao được diện tích sử dụng chung
Có không ít tòa nhà chung cư xuất hiện tình trạng chưa bàn giao rõ ràng phần diện tích sử dụng chung trong tòa nhà chung cư, khiến việc phân định diện tích chung – riêng trong tòa nhà chưa rõ ràng và dẫn tới mâu thuẫn.
Trong đó những phần diện tích chung trong tòa nhà bao gồm không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị dùng chung trong tòa nhà, hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với chung cư, các tiện ích công cộng trong khu vực nhà chung cư bao gồm sân chung, vườn hoa, công viên và các công trình khác được xác định trong nội dung của dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt.
Việc chưa bàn giao diện tích sử dụng chung của nhà chung cư sẽ dẫn đến không rõ ràng, minh bạch về tài chính. Thêm vào đó, phần diện tích này khi chưa được bàn giao sẽ không được quan tâm đúng mức, không được bảo trì, sửa chữa kịp thời dẫn đến chất lượng nhà chung cư tái định cư xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Vì vậy ban quản lý cũng cần làm việc với chủ đầu tư, ban quản trị nhằm minh bạch rõ ràng diện tích chung – riêng trong tòa nhà, lên quy định sử dụng và công bố công khai với cư dân nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng tranh chấp chung cư.
4. Chất lượng nhà chung cư không đáp ứng nhu cầu cư dân
Một yếu tố khác thường dẫn tới mâu thuẫn chung cư chính là chất lượng nhà chung cư vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu của cư dân, điều này cũng khiến cư dân trong tòa nhà dễ dàng bùng nổ mâu thuẫn và tranh chấp.
Bên cạnh việc xuống cấp về chất lượng xây dựng, phần lớn các nhà chung cư lâu năm còn xuất hiện tình trạng đều không đáp ứng đủ yêu cầu về PCCC, hoặc trang thiết bị PCCC đã lạc hậu, lỗi thời, khiến vấn đề an toàn không được đảm bảo.
Đứng trước tình trạng này, doanh nghiệp quản lý vận hành cần có giải pháp lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà chung cư minh bạch và rõ ràng, sử dụng phần mềm quản lý tòa nhà Landsoft Control để lên kế hoạch bảo trì tòa nhà chung cư công khai trước cư dân, giảm thiểu tranh chấp và mâu thuẫn trong chung cư.
Liên hệ tới DIP Việt Nam ngay hôm nay để nhận được tư vấn quản trị doanh nghiệp, quản lý dự án chi tiết và nhanh chóng nhất !
Thông tin liên hệ qua hotline :
Sales Team – Hotline: 0909 437 699 – 0934 614 696
Tổng đài tư vấn, hỗ trợ dịch vụ 24/7: (028) 7106 9079
Hoặc truy cập trực tiếp tại website : https://dip.vn/ để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhất.