fbpx

Tình trạng tranh chấp chung cư do phí bảo trì vẫn không có dấu hiệu ngừng – Ban quản lý phải làm gì ?

Tình trạng tranh chấp chung cư do phí bảo trì vẫn không có dấu hiệu ngừng – Ban quản lý phải làm gì ?

Tình trạng tranh chấp chung cư hiện nay vẫn không ngừng bùng nổ hiện nay khiến không ít ban quản lý cùng chủ đầu tư đau đầu, trong đó hàng loạt những vẫn đề tranh chấp đều liên quan tới phí bảo trì chung cư, những tranh chấp này ban đầu chỉ dừng lại ở biểu tình, chống đối nhưng dần dần dẫn tới xô xát, đổ máu… khiến hậu quả ngày càng nghiêm trọng.

Đứng trước tình trạng tranh chấp chung cư bùng nổ ngày càng quyết liệt như hiện nay ban quản lý tòa nhà phải làm gì để giải quyết tranh chấp chung cư tốt nhất ? Cùng Landsoft Control tìm hiểu kỹ hơn câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

1. Tranh chấp chung cư ngày càng lan rộng với nhiều hậu quả đáng ngại

Thực tế tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội hay HCM thì tình trạng tranh chấp chung cư đã không còn quá lạ lẫm, trong đó những tranh chấp chủ yếu liên quan tới vấn đề chiếm dụng quỹ bảo trì của người dân, dẫn tới tranh chấp, xô xát, thậm chí có những tranh chấp còn dẫn tới đổ máu…. Gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Hầu hết những tranh chấp chung cư hiện nay phần lớn đều liên quan tới việc chiếm dụng quỹ bảo trì tòa nhà của cư dân, trong đó việc quỹ bảo trì không được bàn giao đúng hạn, quỹ bảo trì không được chi tiêu đúng mục đích hoặc sự mập mờ trong vấn đề quản lý và chi tiêu của quỹ bảo trì ngày càng khiến cư dân bức xúc và dẫn tới tranh chấp bùng nổ.

Tình trạng tranh chấp chung cư do phí bảo trì vẫn không có dấu hiệu ngừng – Ban quản lý phải làm gì ?

Tại một số tòa nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội và HCM cũng có những tình trạng hàng trăm cư dân tụ tập và căng băng rôn phản đối chủ đầu tư về việc không tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu ra ban quản trị, hoặc phản bác về việc sử dụng quỹ bảo trì tòa nhà không minh bạch của ban quản trị. Điều này khiến các cư dân không hài lòng và bùng nổ tranh chấp.

Thậm chí có những tòa nhà chung cư quá trình tranh chấp bùng nổ và diễn ra vô cùng gay gắt, sau nhiều lần mâu thuẫn dẫn đến xô xát giữa hai bên không thể giải quyết được, đã có những “người lạ” xuất hiện hăm dọa người dân, khiến các cư dân luôn phải sống trong cảnh lo sợ.

Trong khi đó thực tế số tiền 2% quỹ bảo trì là số tiền vô cùng lớn, vì vậy việc bàn giao và sử dụng quỹ bảo trì làm sao cho đúng cách đều khá khó khăn với ban quản trị, dẫn tới nhiều hệ lụy và mâu thuẫn liên quan tới việc sử dụng số tiền này. Việc bầu ban quản trị là do quận phường trên địa bàn tổ chức bầu chọn. Để tránh việc kẻ cơ hội, tranh chấp và tư lợi thì ngay từ đầu chủ đầu tư công bố bán sản phẩm, UBND quận, phường yêu cầu chủ đầu tư đưa số tiền 2% phí bảo trì để bỏ ngân hàng lấy lãi và giao cho cư dân sau khi nhận được nhà. Việc làm này ngăn chặn chủ đầu tư tìm cách biển thủ số tiền trên và tránh được việc tranh chấp kiện tụng sau này.

2. Ban quản trị tòa nhà sử dụng quỹ bảo trì không công khai, minh bạch cũng dẫn tới tranh chấp

Việc ban quản trị tòa nhà sau khi nhận được quỹ bảo trì từ chủ đầu tư nhưng lại sử dụng quỹ bảo trì không công khai, minh bạch cũng khiến nhiều cư dân bức xúc và dẫn tới tranh chấp, thậm chí những tranh chấp bùng nồ thì ban quản lý là “người đứng giữa” lại dễ dàng trở thành “kẻ thế thân” để “chết thay”.

Việc mập mờ về quỹ bảo trì chung cư khiến toàn bộ chi phí bảo trì của tòa nhà không được sử dụng đúng mục đích, hoặc không được rõ ràng dẫn tới việc bảo trì, bảo dưỡng các hạng mục tòa nhà không thực hiện được và gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của cư dân, khách hàng tại tòa nhà.

Trong đó nguyên nhân sâu xa của việc mập mờ trong quỹ bảo trì tòa nhà một phần do cư dân bầu ra ban quản trị chưa mạnh, chưa đủ hiểu biết pháp luật để đấu tranh cho quyền lợi của mình, hoặc do ban quản trị lẫn ban quản lý tòa nhà, chủ đầu tư chưa có được phương pháp quản lý vận hành tòa nhà tối ưu, không minh bạch công khai vấn đề sử dụng quỹ bảo trì khiến vấn đề tranh chấp chung cư dễ dàng nổ ra.

Tình trạng tranh chấp chung cư do phí bảo trì vẫn không có dấu hiệu ngừng – Ban quản lý phải làm gì ?

3. Cần làm gì để giải quyết triệt để tranh chấp liên quan tới quỹ bảo trì ?

Để giải quyết triệt để những vấn đề khúc mắc xoay quanh quỹ bảo trì tòa nhà, chung cư thì giải pháp tối ưu là chủ đầu tư, ban quản trị hoặc ban quản lý tòa nhà nên ứng dụng công nghệ vào quản lý bằng cách sử dụng phần mềm quản lý tòa nhà Landsoft Control nhằm tối ưu công tác bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà và minh bạch quỹ bảo trì với các bên để tránh xung đột, tranh chấp có thể xảy ra.

Việc sử dụng phần mềm quản lý tòa nhà Landsoft Control sẽ đảm bảo được tính công khai và rõ ràng trong việc sử dụng quỹ bảo trì, từ đó tránh việc mập mờ trong sử dụng và bàn giao quỹ bảo trì tòa nhà giữa các bên, đảm bảo quỹ bảo trì tòa nhà có thể sử dụng đúng mục đích chung của tòa nhà.

Mặc dù quỹ bảo trì chung cư chỉ chiếm khoảng 2% trên tổng giá trị căn hộ, nhưng với số lượng căn hộ lên tới hàng nghìn hay hàng chục nghìn thì số tiền này vẫn là một sự cám dỗ không nhỏ, có thể khiến chủ đầu tư mượn dùng cho kinh doanh bất động sản khi thiếu vốn, hoặc có thể khiến ban quản trị dễ bị “cám dỗ” chiếm dụng dù có minh bạch cỡ nào.

Chính vì vậy việc sử dụng phần mềm quản lý tòa nhà Landsoft Control để quản lý quỹ bảo trì tòa nhà rõ ràng, minh bạch, công khai sẽ đảm bảo được số tiền quỹ bảo trì được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo tối ưu quyền lợi của các bên.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button